Trong 10 năm qua, việc triển khai thực hiện Luật phổ biến giáo dục pháp luật và Ngày Pháp luật Việt Nam được các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật thực sự trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Đã có sự tham gia vào cuộc của các cấp, các ngành theo tinh thần xã hội hóa; cơ bản đảm bảo được quyền thông tin về pháp luật của công dân. Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật ngày càng bám sát công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật với nhu cầu cuộc sống. Nhờ đó góp phần tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho mọi người dân trong tỉnh.

thuathienhue.png
Tỉnh Thừa Thiên – Huế xử phạt các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, được ghi nhận trực tiếp từ hệ thống ghi nhận hình ảnh của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh. 

Việc phổ biến giáo dục pháp luật đối với các Luật, Pháp lệnh được chú trọng ngay từ giai đoạn soạn thảo, lấy ý kiến, tập trung vào những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh duy trì, phát triển các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật truyền thống, các sở, ngành, đoàn thể, địa phương đã sáng tạo, áp dụng nhiều hình thức, mô hình phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp với đối tượng, địa bàn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luậ được củng cố, kiện toàn và hoạt động ngày càng thiết thực, hiệu quả…

Thống kê của Sở Thông tin và truyền thông cho hay, Sở đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Với nền tảng Hue-S, trong năm 2022, thông qua chức năng “Thông báo cảnh báo” trên ứng dụng Hue-S, 20 bản tin thông báo cảnh báo tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã được phát. Qua Fanpage của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh với lượng theo dõi đạt trên 139.000 tài khoản, đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt tiếp cận và hơn 200 ngàn lượt tương tác.

Ngoài ra, việc kết nối trên 500 camera giám sát trên toàn tỉnh, với áp dụng các giải pháp AI (trí tuệ nhân tạo) cho hệ thống camera như nhận diện khuôn mặt, vi phạm giao thông, lấn chiếm vỉa hè,… đã ghi nhận và tiếp nhận hơn 13 ngàn trường hợp vi phạm giao thông và tích cực phối hợp hỗ trợ ngành công an truy vết hơn 485 vụ án có yếu tố hình sự.

Theo Công an tỉnh, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong lực lượng công an qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội cũng được chú trọng, đầu tư và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Công an các đơn vị, địa phương tích cực, chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các khu dân cư, cơ quan, trường học, doanh nghiệp về các quy định pháp luật; đã lựa chọn, áp dụng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luậ phù hợp với từng nhóm đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, qua đó giúp đối tượng nắm các quy định pháp luật để thực hiện và chấp hành.

Nhìn chung, với sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, công tác phổ biến giáo dục pháp luậ đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm.

Đỗ Thị Thúy Nga, Trần Thị Huệ, Trần Thị Ngọc Minh, Lê Thị Hạnh