Ai có thể bị khóa thuê bao và cách giải quyết

Ai có thể bị khóa thuê bao và cách giải quyết

Thuê bao không chính chủ vẫn có thể hoạt động bình thường trong khi số điện thoại có thông tin đăng ký không trùng khớp sẽ bị khóa 1 chiều sau 15 ngày nhận thông báo từ nhà mạng.
Kể từ hôm nay (15.3), các nhà mạng sẽ tiến hành nhắn tin thông báo đến thuê bao di động trên cả nước để yêu cầu kiểm tra và cập nhật lại thông tin cho đúng với dữ liệu quốc gia về dân cư. Số điện thoại sẽ bị khóa một chiều nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin sau 15 ngày nhận thông báo, dừng hai chiều nếu không thực hiện sau 15 ngày tiếp theo. 30 ngày sau đó, thuê bao không cập nhật sẽ bị chấm dứt hợp đồng.

Thuê bao thế nào là “trùng cơ sở dữ liệu quốc gia”?

Trả lời Thanh Niên, đại diện nhà mạng MobiFone cho biết số điện thoại được coi là “trùng với cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư” khi thuê bao có các thông tin về họ tên, ngày sinh và số CCCD/CMND trùng khớp với CSDLQG về dân cư.

Nghị định 49/2017/NĐ-CP quy định thông tin trên thuê bao bao gồm số thuê bao, đối tượng sử dụng, thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số giấy tờ tùy thân và ngày cấp, cơ quan cấp, nơi cấp. Ngoài ra còn bao gồm bản số hóa giấy tờ của cá nhân, tổ chức kèm ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng, hình thức thanh toán cước, họ tên nhân viên, thời gian thực hiện giao dịch, địa chỉ và số điện thoại liên hệ của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.

Khi thỏa mãn điều kiện trên, thuê bao có thể tiếp tục hoạt động mà chưa cần chuẩn hóa thông tin vì đã phù hợp với các điều kiện của pháp luật hiện hành. Người đang sử dụng số điện thoại có thông tin trùng khớp CSDLQG về dân cư cũng không cần lo lắng về việc bị khóa thuê bao một chiều. Tuy nhiên để chắc chắn, người dùng nên chủ động kiểm tra thông tin trên ứng dụng chính thức do nhà mạng cung cấp, hoặc qua website của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động đang sử dụng.

Thuê bao không chính chủ nhưng vẫn khớp dữ liệu

Trường hợp người sử dụng số điện thoại không phải cá nhân đăng ký sở hữu thuê bao (số không chính chủ), nếu thông tin trùng khớp với CSDLQG vẫn được tính là hợp lệ, không cần cập nhật lại trong đợt rà soát này. Tuy nhiên việc sử dụng số điện thoại không chính chủ không phù hợp với quy định về quản lý thuê bao di động, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ lụy cho người sử dụng.

Theo đại diện Viettel Telecom, các thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với CSDLQG về dân cư có thể gặp khó khăn khi phát sinh nhu cầu thực hiện các giao dịch trong quá trình sử dụng, đặc biệt khi mất SIM thì việc cấp lại/đổi mới gặp nhiều khó khăn do thông tin không chính xác, không chính chủ.

“Hiện nay số điện thoại gắn với rất nhiều tài khoản khác chứa thông tin cá nhân nhạy cảm, quan trọng của khách hàng như tài khoản mạng xã hội, ngân hàng, bảo hiểm… Trường hợp số điện thoại có thông tin không chính xác dẫn đến nguy cơ khách hàng bị mất các tài khoản trên. Bên cạnh đó, người dùng sẽ gặp khó khăn trong việc làm tài khoản cấp mã định danh công dân, cấp hộ chiếu, thị thực nếu thông tin thuê bao không trùng khớp với CSDLQG về dân cư”, phía Viettel nhấn mạnh.

Vì lý do trên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như hạn chế tình trạng tranh chấp số, loại bỏ SIM rác, tin nhắn/cuộc gọi rác hay lừa đảo, người sử dụng số điện thoại nên đăng ký chính chủ thuê bao và chuẩn hóa thông tin theo đúng quy định.

Làm gì khi bị khóa một chiều?

Để thỏa mãn điều kiện không bị khóa điện thoại một chiều, sau khi nhận tin nhắn yêu cầu chuẩn hóa thông tin từ nhà mạng, người dùng cần thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao theo nội dung tin nhắn hướng dẫn tại các kênh cửa hàng/đại lý của nhà mạng, ứng dụng trên thiết bị di động thông minh hoặc qua website chính thức của hãng.

Trong trường hợp thuê bao đã bị khóa một hoặc cả hai chiều, người dùng vẫn còn thời hạn 30 ngày để bổ sung, chuẩn hóa thông tin tại các kênh do nhà mạng cung cấp. Sau thời hạn 30 ngày kể trên, nếu thuê bao vẫn sử dụng thông tin sai lệch sẽ bị chấm dứt hợp đồng (thu hồi số).

Nếu người dùng cho rằng số điện thoại đang sử dụng bị khóa nhầm (đúng và đầy đủ thông tin, trùng khớp với CSDLQG), chủ thuê bao có thể liên hệ với tổng đài của nhà mạng để được hướng dẫn và kiểm tra trước thời hạn chấm dứt hợp đồng.

sản phẩm mới

Camera

BÀI VIẾT MỚI

Nhiều gia đình lắp camera an ninh dịp cuối năm

Cũng theo các chuyên gia của FPT Camera, thời điểm cuối năm là lúc tình [...]

[Hướng dẫn] Kỹ thuật lái xe an toàn khi lái xe lên dốc

Hiện nay trên thị trường có hai loại ô tô phổ biến nhất là ô [...]

Các loại bảo hiểm ô tô mới nhất 2023

Bảo hiểm ô tô là cách bảo vệ tài sản, con người và hàng hóa [...]

Hướng Dẫn Cài Đặt Ứng Dụng APP Camera Ezviz Trên Điện Thoại

Hướng Dẫn Cài Đặt Ứng Dụng APP Camera Ezviz Trên Điện Thoại Hướng dẫn sử [...]

Sẽ có quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng cho camera giám sát

Bộ TT&TT phải hoàn thành việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về [...]

Những biển báo giao thông phổ biến nhất cần nhớ

Năm 2022, các biển báo giao thông thông dụng cần được ghi nhớ cẩn thận [...]

Áp dụng camera giám sát, phạt nguội, xe máy không dám vượt đèn đỏ

Áp dụng camera giám sát, phạt nguội, xe máy không dám vượt đèn đỏ Nhằm [...]

Camera an ninh: Giật dây chuyền bất thành

Vào tiệm tạp hóa mua thuốc lá, nam thanh niên quan sát xung quanh, bất [...]

Lợi ích của Camera nặng lượng mặt trời

Lợi ích của Camera nặng lượng mặt trời? Camera năng lượng mặt trời là một [...]